9 Kỹ năng giao tiếp cơ bản

  Trong giao tiếp, việc bạn nắm bắt tốt những kỹ năng giao tiếp cơ bản sẽ giúp người đối diện cảm thấy ấn tượng và có cái nhìn đầy thiện cảm hơn với bạn. Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi người và những kỹ năng cần trang bị khi giao tiếp chính là kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng nói chuyện,… và còn nhiều kĩ năng khác nữa sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

1. Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Có thể khẳng định rằng kỹ năng giao tiếp cơ bản có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Giao tiếp là cơ chế của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống. Giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

Kỹ năng giao tiếp chính là cầu nối, giúp gắn kết các mối quan hệ trong công việc bất kể bạn đảm nhận vị trí nào đi nữa. Giao tiếp sẽ giúp bạn kiến tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết với người khác. Bạn sẽ được họ quý mến, tin tưởng hơn. Ngược lại, không có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ sa ngã hay phạm sai lầm vì những câu nói khó nghe.

2. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

- Lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực có nghĩa là chú ý đến người mà bạn đang giao tiếp bằng cách tương tác với họ. Kỹ năng lắng nghe một cách tích cực giúp thể hiện sự tôn trọng với mọi người và tăng cường sự hiểu biết. Khi giao tiếp, hãy chủ động lắng nghe và tập trung vào người nói, tránh bị phân tâm bởi điện thoại hay những thứ khác xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cố gắng chú ý đến nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của họ để hiểu rõ thông điệp mà họ muốn truyền tải.

>>> Xem thêm: 

- Phương thức giao tiếp

Sử dụng đúng phương thức giao tiếp cũng là một kỹ năng giao tiếp cơ bản. Mỗi phương thức sẽ có những lợi ích và bất lợi riêng trong mỗi tình huống. Giao tiếp sẽ hiệu quả hơn khi bạn xem xét đối tượng, thông tin muốn chia sẻ và cách tốt nhất để chia sẻ những thông tin đó.

- Thân thiện

Những đặc điểm thân thiện như hòa đồng hay tử tế có thể giúp nuôi dưỡng lòng tin và sự hiểu nhau trong khi giao tiếp. Hãy cố gắng giao tiếp với một thái độ tích cực, giữ tinh thần cởi mở và lạc quan. Những cử chỉ nhỏ như hỏi ai đó xem họ đang làm gì, mỉm cười khi họ nói hoặc khen ngợi khi họ hoàn thành tốt công việc cũng có thể giúp bạn thúc đẩy mối quan hệ hiệu quả với mọi người xung quanh.

- Tự tin

Ở bất kì tình huống giao tiếp nào, bạn cũng nên trình bày những ý tưởng hoặc trò chuyện một cách tự tin. Có nhiều cách để tỏ ra tự tin, bao gồm việc giao tiếp bằng mắt khi bạn đang nói chuyện với ai đó, ngồi thẳng lưng, mở rộng vai hoặc có sự chuẩn bị trước để lời nói được trau chuốt hơn và giải quyết được những tình huống bất ngờ.

- Phản hồi

Những người giao tiếp tốt là những người có thể chấp nhận phản hồi về phía mình và cung cấp lời khuyên mang tính xây dựng cho người khác. Thông tin phản hồi nên trả lời các câu hỏi, cung cấp các giải pháp, giúp củng cố kỹ năng hoặc chủ đề giao tiếp. Cung cấp và chấp nhận phản hồi là một kỹ năng giao tiếp cơ bản rất cần thiết vì nó có thể giúp cho cả bạn và những người xung quanh thực hiện những cải tiến có ý nghĩa đối với kỹ năng giao tiếp của mình.

-  Âm lượng giọng nói

Khi bạn nói, điều quan trọng là lời nói phải rõ ràng và dễ nghe. Điều chỉnh giọng nói của bạn để người khác có thể lắng nghe và phản hồi cũng là một kỹ năng quan trọng nếu muốn giao tiếp hiệu quả. Một khía cạnh khác của giao tiếp bằng lời là giọng điệu và âm sắc. 

Điều này liên quan đến cách bạn di chuyển cao độ lên xuống và khoảng cách ngắt nghỉ giữa các vế câu. Những chi tiết như vậy có thể đem đến hiệu quả trong việc truyền đạt cảm xúc và cung cấp cho người nghe những hiểu biết sâu sắc về thông điệp của bạn.

- Sự đồng cảm

Có sự đồng cảm nghĩa là bạn không chỉ hiểu mà còn có thể chia sẻ cảm xúc của người khác. Kỹ năng giao tiếp cơ bản này rất quan trọng trong bất kỳ hình thức giao tiếp nào dù trực tiếp hay trực tuyến. Trong tất cả các trường hợp, bạn sẽ cần phải hiểu cảm xúc của người khác và chọn cách phản ứng sao cho phù hợp.

- Tôn trọng

Một yếu tố thể hiện sự tôn trọng là biết khi nào nên nói và phản hồi. Trong môi trường tập thể, cho phép người khác nói mà không bị gián đoạn được coi là một kỹ năng cần thiết gắn liền với sự tôn trọng. Giao tiếp một cách tôn trọng cũng có nghĩa là sử dụng thời gian của bạn với người khác một cách khôn ngoan - giữ chủ đề, đặt câu hỏi rõ ràng và trả lời đầy đủ mọi câu hỏi bạn được hỏi.

- Các tín hiệu phi ngôn ngữ

Có đến hơn 80% cuộc giao tiếp của chúng ta sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và giao tiếp bằng mắt. Khi đang lắng nghe ai đó, bạn nên chú ý đến những gì họ đang nói cũng như ngôn ngữ hình thể của họ. Tương tự như vậy, bạn nên ý thức về thái độ và cách cư xử của mình khi giao tiếp để đảm bảo rằng bạn đang gửi những tín hiệu phù hợp cho người khác.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong giao tiếp

3. Những cách giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Những cách giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

- Quan sát những người giao tiếp tốt

Hãy học cách quan sát và chú ý những đối tượng giao tiếp xung quanh bạn, đặc biệt là những người mà bạn cảm thấy họ truyền đạt ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng với sự tôn trọng và tự tin. Để ý xem họ có sử dụng giọng điệu như thế nào? Làm thế nào để họ giải thích thông tin, ý tưởng hoặc những hướng dẫn phức tạp? Họ sử dụng loại cảm xúc nào khi giao tiếp?

- Xin lời nhận xét từ người khác

Có thể rất khó để biết bạn được nhìn nhận là một người giao tiếp như thế nào. Để có ý kiến ​​khách quan, hãy hỏi một người bạn đáng tin cậy để họ nhận xét trung thực về bạn. Hiểu được các vấn đề cần cải thiện trong giao tiếp cũng có thể giúp bạn định hướng được những gì cần tập trung vào.

- Thực hành cải thiện thói quen giao tiếp

Có nhiều kỹ năng giao tiếp cơ bản đã là thói quen mà bạn hình thành từ nhỏ. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện những kỹ năng đó bằng cách thực hành những thói quen mới giúp bạn giao tiếp tốt hơn. Điều đó có thể bao gồm phản hồi nhanh hơn, nhắc nhở bản thân giao tiếp bằng mắt, thực hành đưa ra phản hồi tích cực và đặt câu hỏi trong các cuộc trò chuyện,...

- Tham dự các hội thảo hoặc lớp học về kỹ năng giao tiếp

Có một số hội nghị, hội thảo và lớp học về kỹ năng giao tiếp có thể giúp bạn trở thành người giao tiếp tốt hơn. Các lớp học này có thể bao gồm các hướng dẫn lý thuyết và các cuộc thảo luận thực tế.

- Tìm kiếm cơ hội giao tiếp

Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội ở bất cứ đâu mà đòi hỏi bạn phải sử dụng các kỹ năng giao tiếp. Điều này sẽ cho phép bạn có cơ hội thực hành các kỹ năng mới và mạnh dạn hơn trong khi giao tiếp.

Trên đây là những kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất để giúp bạn truyền đạt thông tin thành công đến người nghe. Hãy lưu lại bài viết này và xem nó như “bí kíp gối đầu” hữu dụng vì một khi bạn có được những kỹ năng giao tiếp cơ bản tốt, chắc chắn sẽ thu về nhiều kết quả cao trong công việc lẫn cuộc sống.