Những đặc điểm người biết lắng nghe người khác

 Ngày nay để thành công trong công việc, con người không chỉ cần có chuyên môn giỏi mà họ còn cần phải trang bị kỹ năng mềm tốt. Kỹ năng lắng nghe người khác là một trong những kỹ năng tối thiểu và cần thiết để tạo nên mối ban giao và thu phục lòng người. Và nó cũng là kỹ năng quan trọng để chúng ta tiếp nhận kiến thức trong công việc và trong cuộc sống. Dưới đây là các cấp độ lắng nghe và những đặc điểm của người lắng nghe.

kỹ năng lắng nghe người khác

1. Các cấp độ lắng nghe

- Nghe phớt lờ

Các cấp độ lắng nghe

Cấp độ kỹ năng lắng nghe người khác đầu tiên là nghe phớt lờ. Nghe phớt lờ hoặc là không nghe bất cứ gì cả tức là lúc này người nghe thể giao tiếp hoàn toàn để ngoài tai những gì người nói đang nói. Học sinh nói chuyện trong lớp học, nhân viên nói chuyện trong cuộc họp, không tập trung hay chăm chú làm việc riêng. Đây có thể là biểu hiện tồi tệ nhất của việc nghe, nó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng người nói và thiếu tôn trọng chính bản thân người nghe.

- Nghe giả vờ

Đây là kỹ năng lắng nghe người khác mà lúc này bạn đang có suy nghĩ những gì bạn đang nghe là không cần thiết hay không đúng với suy nghĩ của bạn, do đó không muốn nghe. Nhưng vì sợ hay  phép lịch sự nên bạn phải tỏ ra đang lắng nghe và thực tế bạn không nghe gì cả.

- Nghe từng phần

Nghe từng phần là kiểu kỹ năng lắng nghe người khác mà khi đó bạn có sự lựa chọn thông tin tiếp nhận. Tức là bạn chỉ nghe những gì cho là thích, có ích hoặc đúng với suy nghĩ của bạn. Trái lại, những gì bạn cảm thấy không đúng với suy nghĩ, không thích thì cho phép bản thân bạn bỏ nghe và bạn nghĩ việc khác.

- Nghe chú ý

Nghe chú ý là một trong những cấp độ cao của kỹ năng lắng nghe người khác, bản thân bạn sẽ tập trung sự chú ý để bạn nắm bắt các thông tin và nội dung của người nói với mục đích bạn sẽ hiểu và lưu giữ thông tin đó.

- Nghe thấu cảm

Nghe thấu cảm đây là cấp độ cao nhất của kỹ năng lắng nghe người khác, trong trường hợp này bạn tiếp nhận thông tin bằng cả thính giác và bằng cả trái tim với mục tiêu lắng nghe những thông tin không nói thành lời. Bạn đặt mình vào vị trí của người nói để cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của họ, bạn đang nghe một cách chân thành. Do đó bạn nghe ở cấp độ thấu cảm thì điều đó mới biến thành kỹ năng lắng nghe người khác.

2. Những đặc điểm của người lắng nghe

- Ngôn ngữ cơ thể

đặc điểm của người lắng nghe

Trong kỹ năng lắng nghe người khác cũng rất cần thiết, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu của của việc nghe. 

  • Ánh mắt tập trung: Những người lắng nghe người nói thường có ánh mắt tập trung vào người nói, thể hiện sự chú tâm vào câu chuyện.
  • Hướng người về phía người nói: Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy người nghe đang chú ý đến câu chuyện của người nói.
  • Cũng có thể họ có các cử chỉ tương tác như: những cái gật đầu thể hiện rằng họ hiểu và đang rất quan tâm đến câu chuyện của bạn. Ngoài ra người nghe có thể có những câu trả lời như: ừ, à, vâng… Những hành động này tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho bạn biết rằng người nghe đang rất chăm chú lắng nghe và chú ý với câu chuyện của bạn. 

- Không ngắt lời

Người nghe thường không ngắt lời người nói. Họ thường hưởng ứng phản hồi phản hồi lại ý kiến người nói. Có thể người nghe hiểu được cuộc đàm thoại, cũng có thể người nghe không hiểu nhưng người nghe có phản hồi lại nhiều thứ họ nghe được. Khi họ hiểu được câu chuyện họ phản hồi bằng cách cùng lời nói chia sẻ về mọi thứ câu chuyện bạn đã nói. 

- Thể hiện sự đồng cảm

Điều này chứng tỏ người nghe đã lắng nghe bạn một cách chăm chú. Họ đã đặt bản thân họ vào vị trí của người nói để lắng nghe câu chuyện.

Tóm lại, chúng ta có nhiều cấp độ của kỹ năng lắng nghe, đó là phản xạ của con người đồng thời cũng là nghệ thuật, nên chỉ có nghe chăm chú và tập chung mới đạt được hiệu quả cao nhất của câu chuyện. Hi vọng qua bài viết mọi người có thể hoàn thiện kỹ năng nghe người khác của mình tốt hơn nhé.

Xem thêm: