5 kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả

 Để tạo nên sự thành công trong giao tiếp, ngoài kỹ năng nói thì kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng. 5 kỹ năng lắng nghe hiệu quả dưới đây góp phần tạo nên thành công cho buổi giao tiếp của bạn. 

5 kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

1. Lắng nghe toàn diện (Comprehensive listening)

Kỹ năng lắng nghe là một quá trình tiếp nhận thông tin một cách chủ động, bạn chủ ý mong muốn được chú tâm lắng nghe để hiểu được thông tin và có khả năng lĩnh hội được điều người khác mong muốn truyền đạt. Đầu tiên chúng ta nói đến lắng nghe toàn diện là một kỹ năng lắng nghe hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đời sống, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. 

Lắng nghe toàn diện là chúng ta hiểu ý nghĩa thông điệp chứ không chỉ diễn đạt âm thanh của thông điệp đó. Điều đó giống như bạn xem tin tức bạn nên hiểu rõ ý nghĩa thông điệp chính đang gửi tới. Đây là một kỹ năng khó trong các loại kỹ năng lắng nghe vì nó đòi hỏi người nghe phải tập trung và chúng ta còn phải tích cực theo dõi, tham gia vào quá trình trình bày của người nói.

2. Lắng nghe phân biệt (Discriminative listening)

Lắng nghe phân biệt là chỉ giải thích âm thanh của thông điệp hơn là hiểu ý nghĩa của thông điệp. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe này được biết đến như một kiểu nghe cơ bản, do đó người chỉ việc nghe âm thanh thay vì hiểu ý nghĩa thông điệp. Ví dụ như bạn không biết tiếng trung quốc nhưng bạn vẫn nghe nhạc tiếng trung, bạn vẫn cảm nhận được giọng hát của ca sĩ trình bày bài hát có hay không, là nam hay nữ và cảm nhận được âm nhạc đó.

3. Lắng nghe phản biện (Critical listening)

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả tiếp theo là kỹ năng lắng nghe phản biện. Đây là một quá trình hiểu những gì người nói nói và đánh giá, nhận định và bạn sẽ hình thành ý kiến về những gì người nói đề cập đến. Người nghe đồng ý hay không đồng ý, đánh giá điểm yếu và điểm mạnh hay phân tích, tổng hợp tài liệu. Qua đó, việc lắng nghe rồi giải quyết, đưa ra kiến nghị, đề xuất trong phản biện là rất quan trọng. Nếu như việc tiếp thu, phản hồi chỉ mang tính đối phó - nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội và dẫn đến làm giảm niềm tin cùng sự nhiệt huyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang tham gia phản biện. Đó là yếu tố rất cần thiết nuôi dưỡng cho phản biện xã hội. 

4. Lắng nghe đầy đủ (Full listening)

Và chúng ta cũng nên quan tâm đến kỹ năng lắng nghe khác là lắng nghe đầy đủ. Lắng nghe đầy đủ có nghĩa là chúng ta phải lắng nghe tích cực, diễn giải lại những gì chúng ta nghe được với người khác để đảm bảo rằng bạn đã hiểu được thông điệp của người nói. Kỹ năng này rất tốt khi áp dụng trong lớp học, để các bạn học viên cùng thảo luận những gì học được trong bài giảng. Hay khi xem một bộ phim chúng ta có thể thảo luận lại ý nghĩa thông điệp của bộ phim đưa đến cho người xem, nó giúp chúng ta hứng thú hơn với bộ phim đó.

5. Lắng nghe sâu sắc (Deep listening)

kỹ năng lắng nghe sâu sắc

Khi rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả chúng ta nên chú ý đến kỹ năng lắng nghe sâu sắc. Hình thức lắng nghe cuối cùng này không giống như các hình thức khác. Nó vượt xa những khả năng logic mà các hình thức lắng nghe khác có thể nhận được. Những người giỏi gần như được xem là có “thần giao cách cảm” với năng lực lắng nghe, thấu hiểu và họ có cái nhìn sâu sắc về những gì người khác nói, hay họ có thể đạt tới cấp độ hiểu được cả những gì mà họ chưa nói ra. Sự thấu hiểu đó và cái nhìn sâu sắc như vậy có thể đạt được khi người nghe luyện tập được trạng thái lắng nghe sâu.

Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng rằng mọi người sẽ hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe của mọi người là gì, tầm quan trọng của lắng nghe trong cuộc sống và cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhất. Hãy cố gắng rèn luyện các kỹ năng mềm không thể thay thế này này ngay từ bây giờ bạn nhé!

Xem thêm: 9 Kỹ năng giao tiếp cơ bản