Những nguyên tắc giao tiếp bằng lời nói

Lời nói là một phương tiện giao tiếp, do đó nó luôn có tác động mạnh mẽ đến người nghe cũng như truyền tải thông điệp của người nói. Nếu biết cách giao tiếp bằng lời nói đúng nguyên tắc và đúng người, nó sẽ đem lại giá trị vô cùng to lớn. Cùng tìm hiểu về các nguyên tắc giao tiếp thông qua lời nói dưới đây.

1. Rõ ràng và dễ hiểu

nguyên tắc giao tiếp bằng lời nói

Để thể hiện mình là một người chỉn chu, trưởng thành thì ít nhất bạn nên nói chuyện một cách đầy đủ, rõ ràng và có nội dung dễ hiểu cho người nghe. Đừng nói lấp lửng hay mơ hồ, bạn sẽ bị đánh giá thấp và mất đi sự tin tưởng từ đối phương đó. Hãy xác định nội dung lời nói của mình sao cho phù hợp với những người đang nghe. 

Phải biết sắp xếp và giải thích câu chuyện một cách logic và mạch lạc để mọi người xung quanh nhanh chóng hiểu và phản hồi lại dễ dàng. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện hoặc ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo và không thân thiện. Đôi khi, hãy cố gắng kèm thêm câu: “Xin lỗi, tôi nói bạn có dễ hiểu không?” để làm dịu cuộc trò chuyện hơn.

2. Ngắn gọn

Cách hiệu quả nhất để thể hiện quan điểm của bạn là nên trình bày nó một cách rõ ràng và ngắn gọn. Tránh sử dụng các câu từ gây nhầm lẫn, quá nhiều câu ghép dài dòng và cố gắng trình bày lập luận của bạn một cách thiếu logic. 

Mọi người cần có thời gian để suy nghĩ về vấn đề, cho nên đừng cố gắng đề cập mọi thứ cùng một lúc. Nếu bạn nói quá dài dòng và lan man, câu chuyện hiện tại sẽ càng đi xa hơn. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để nói và suy nghĩ về những điều tiếp theo sẽ nói, bạn có thể bỏ lỡ những điểm quan trọng mà người đối diện đề cập đến. Kết quả là cuộc trò chuyện có thể kéo dài thời gian hơn cần thiết. 

3. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp cho từng đối tượng là một trong những nguyên tắc giao tiếp bằng lời nói chuẩn mực nhất. Việc giao tiếp hiệu quả với đúng người sẽ giúp bạn được đánh giá cao và để lại ấn tượng tốt hơn trong mắt mọi người. Ví dụ, khi xưng hô với người lớn, đáng tuổi nào thì xưng hô theo tuổi nấy. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, cô, chú, ông, bà,… cũng như thể hiện sự tôn trọng và lịch sự nhất định đối với họ.

Tuyệt đối không nên nói chuyện trống không, cộc lốc. Hoặc khi nói chuyện với những người lớn, bạn không thể nào dùng những câu từ đùa cợt hay chọc ghẹo như với bạn bè được. Điều này có thể khiến đối phương cảm thấy khó chịu và người nói cũng bị đánh giá là thiếu tinh tế.

4. Kết thúc cuộc trò chuyện đúng lúc

Kết thúc cuộc trò chuyện đúng lúc

Biết kết thúc cuộc trò chuyện đúng lúc khi mọi câu chuyện đang đi vào ngõ cụt và cả hai đềuchờ đợi đối phương mở ra cuộc hội thoại khác. “Ờ”, “OK”, “Đồng ý”, “Thế cũng được” … Đây là những dấu hiệu xuất hiện khi cuộc nói chuyện của bạn đã nhạt dần. 

Khéo léo bày tỏ ý định kết thúc cuộc hội thoại bằng cách đồng tình với lời nói trước đó và bày tỏ là mình rất vui vì đã nói chuyện với họ ngày hôm nay và hẹn một ngày nào đó chúng ta cùng trò chuyện tiếp... Hãy thẳng thắn kết thúc cuộc trò chuyện một cách thoải mái và không cần gượng ép để nói một lý do nào quá gượng gạo, đối phương sẽ hiểu được.

Việc kéo dài cuộc hội thoại quá mức sẽ khiến cả hai đều cảm thấy nhàm chán và mất hứng thú vào những cuộc hội thoại tiếp theo. Kết thúc đúng lúc không những không kết thúc mối liên hệ của bạn với người đó mà còn giúp mở ra nhiều cuộc trò chuyện khác và sự tò mò đối với bạn.

Kỹ năng giao tiếp bằng lời là công cụ vô cùng quan trọng cần học hỏi, tích lũy và sử dụng một cách tinh tế. Nó là con dao hai lưỡi sẽ đem đến nhiều thành công và ngược lại cũng có thể hủy hoại bạn nhanh chóng. Lời nói không mất tiền mua chính vì thế hãy giao tiếp bằng lời nói một cách khôn ngoan nhất nhé.

Xem thêm: